Chiến đấu cơ “Chim Ăn Thịt” F22 thực hiện chuyến  bay đầu tiên vào năm 1997, mở ra một kỷ nguyên mới   trong việc phát triển các thế hệ máy bay chiến đấu  phản lực và tạo cảm hứng cho một loạt các dòng máy   bay chiến đấu tương tự. Hai mươi năm sau, d

Chiến đấu cơ “Chim Ăn Thịt” F22 thực hiện chuyến  bay đầu tiên vào năm 1997, mở ra một kỷ nguyên mới   trong việc phát triển các thế hệ máy bay chiến đấu  phản lực và tạo cảm hứng cho một loạt các dòng máy   bay chiến đấu tương tự. Hai mươi năm sau, dòng tiêm kích này vẫn được giới quân sự ca tụng là   vua của bầu trời và Không quân Hoa Kỳ dự định sẽ  tiếp tục sử dụng chúng đến tận thập niên 2060.  Trên màn hình của các bạn bây giờ là F22  máy bay tiêm kích chiến thuật tàng hình,   một phi công, hai động cơ thuộc thế hệ thứ 5,  được phát triển cho Không quân Mỹ nhằm thay   thế các dòng F15 Eagle, F-16 Fighting Falcon.  Là sản phẩm do hai nhà thầu Lockheed Martin và Boeing chế tạo nhằm chiếm ưu thế tuyệt đối trên  không, nhưng cũng có khả năng tấn công mặt đất,   tác chiến điện tử và tích hợp trí tuệ nhân tạo.

Với việc sở hữu năng lực không chiến. ngoài tầm nhìn đã biến nó trở thành  siêu chiến đấu cơ không có đối thủ. . F22 Raptor dài 18,9m, cao 5,1m, có sải cánh  13,6m và sở hữu diện tích phản xạ radar cực nhỏ,  . chỉ vào khoảng 0,0001m2 tương đương diện tích  của một viên bi.. Nó có thể kết hợp khả năng tàng. hình và tốc độ bay siêu âm, vận tốc hành trình  lên đến Mach 1.8, tức là hơn 2200 km/h.. Ngoài EF2000 của Châu u ra thì chưa có loại máy bay  nào khác làm được điều này kể cả F-35 và Su-57.. Vậy thì “Chiến thần” F22 được trang bị hỏa  lực ghê gớm như thế nào để có thể giúp Mỹ nắm  . giữ ưu thế trên không so với các đối thủ khác?. Nó được trang bị hệ thống radar mảng pha cực mạnh. AN/APG77v1 có khả năng phát hiện mục tiêu cỡ 1,2m  ở khoảng cách 240km, phi công chỉ việc ấn nút khai  . hỏa tên lửa để tiêu diệt mục tiêu khi đối thủ còn  chưa nhận ra sự hiện diện của nó trong khu vực..

Chiếc chiến cơ này còn có 3 khoang vũ khí  nằm trong thân và các giá treo bên ngoài. . Để không chiến, F22 Raptor sẽ phải mang  theo 6 tên lửa AIM-120C AMRAAM và 2 tên lửa AIM-9 Sidewinder.. Còn khi tấn công mặt đất,  F22 mang theo 3 quả bom thông minh GBU-32  . JDAM loại 204kg hoặc 3 bom GBU30 JDAM loại  454kg cùng một ít tên lửa không đối không.  . Với nhiệm vụ tuần tiễu thì chú chim này chỉ mang  theo 4 thùng dầu phụ và 8 tên lửa tầm ngắn AIM9. . Khi tất cả các loại đạn này được để  trong 3 khoang vũ khí sẽ đồng nghĩa  . với việc máy bay không phải hy sinh bất  kỳ nỗ lực tàng hình nào. Quá tuyệt vời! . Dựa vào thông số thiết kế thì ta có thể thấy  rằng F22 có khả năng đạt được tầm bay 3.200km,  . trần bay 18km, tuổi thọ khoảng 8.000 giờ bay trước  khi phải đại tu nâng cấp giữa vòng đời. . Tuy nhiên, trong thực tế thì tuổi thọ của chiến đấu cơ  này có thể đạt đến 15.000 giờ bay mà không.

Cần nâng cấp sửa chữa điều chưa máy bay chiến  đấu nào trước đó có được.. Nếu so với dòng máy . bay Sukhoi của Nga thông thường chỉ có tuổi thọ  bay khoảng 2.000 4.000 giờ thì F22 chắc chắn  . là một chiến binh dẻo dai hơn gấp nhiều lần. Như vậy, việc được tích hợp radar quét mảng pha  . điện tử chủ động mạnh mẽ, hệ thống tác chiến  điện tử mới, kết hợp với khả năng trốn tránh  . radar đã cho phép nó hoạt động trong những không  phận được bảo vệ chặt chẽ, nơi mà các chiến cơ  . thế hệ 4 như F15 sẽ rất dễ bị tổn thương.. “Chim ăn thịt” huyền thoại được đưa vào. hoạt động ngay tại thời điểm khi quân đội Mỹ đang  trong tuyến đầu chống lại cuộc chiến không có hồi  . kết với những phần tử khủng bố ở Afghanistan và  Iraq. Nhưng trong cuộc chiến chống khủng bố này,  . ưu thế trên không và năng lực tàng hình của F22  đã không có chỗ dụng võ khi phải đối phó với kẻ.

Thù chân đi dép rách, mặc thường phục, đó là còn  chưa nói đến các loại chiến cơ phản lực dã chiến,   những hệ thống tên lửa đất đối không và radar tiên tiến. Xét từ các khía cạnh   này thì F22 Raptor có lẽ là một trong những  “chiến cơ xui xẻo nhất mọi thời đại” bởi vì   khi nó ra đời lại không có kẻ thù để chiến đấu. Trong 187 chiếc được chuyển giao cho không quân  thì chỉ có 130 chiếc trong số đó đã từng hoạt  động. Năm 2011, chiếc F22 cuối cùng đã rời   khỏi dây chuyền sản xuất. Đánh dấu sự kết thúc  15 năm sản xuất thứ được mọi người biết đến như   là máy bay chiến đấu đáng sợ nhất trong lịch sử  và cũng là chiếc tiêm kích đắt đỏ nhất thế giới.   Ngay sau đó, hãng Lockheed Martin đã cắt luôn  dây chuyền này để nhường chỗ cho chiến cơ F35.

Thời gian qua, Israel, Nhật Bản và Australia  cũng thường xuyên lặp lại câu hỏi với Lầu   Năm Góc rằng bao giờ thì họ có thể mua được  chiến cơ F22 Raptor, nhưng lần nào thứ họ   nhận được cũng chỉ toàn là sự thất vọng. Trong khi đó, Nhật Bản là đồng minh quan   trọng nhất của Mỹ ở khu vực châu Á Thái Bình  Dương. Họ mong muốn được Mỹ bán cho loại siêu   tiêm kích thế hệ 5 là bởi người hàng xóm khổng  lồ Trung Quốc đang cùng một lúc phát triển hai   mẫu tiêm kích tàng hình đó là J20 và FC-31.  Điều này đã khiến cho giới lãnh đạo đất nước   mặt trời mọc như ngồi trên đống lửa, vì hiện  nay 2 quốc gia còn đang có tranh chấp lãnh thổ   tại vùng biển Senkaku, hay còn gọi là Điếu Ngư.

Còn Israel thì lại là đồng minh số 1 của Mỹ tại chảo lửa Trung Đông.. Israel luôn được Mỹ ưu ái bán  cho những loại vũ khí hiện đại nhất và sớm nhất,  . từ máy bay F15, F-16 và gần đây là F-35. Thậm  chí họ còn được Washington cung cấp công nghệ  . nguồn nhằm nâng cấp, cải tiến trực tiếp trên loại  máy bay chiến đấu tàng hình F35I để phù hợp hơn  . với các yêu cầu của Israel đối với khu vực này.. Vậy tại sao Mỹ không xuất khẩu F22 cho một số . quốc gia đồng minh thân cận để có thể bù đắp  chi phí phát triển?. Thực ra, không chỉ Nhật Bản. hay Israel mà bất cứ nước nào trên thế giới  cũng không thể mua được “Viên ngọc quý” F22,  . do khả năng xuất khẩu của loại máy bay này  đã bị ngăn cấm bởi “Luật sửa đổi Obey”. . Đến đây chắc hẳn nhiều bạn sẽ thấy hơi bất ngờ và  tự hỏi cái điều luật này có gì mà lại có thể chặn.

Đứng cả con đường xuất khẩu của “Chim ăn thịt”?. “Luật sửa đổi Obey” do nghị sĩ đảng Dân chủ Mỹ. David Obey soạn thảo, khi ông lo ngại rằng,  một số công nghệ nhạy cảm và bí mật được sử  . dụng để phát triển F22, trong đó phải  kể đến các tính năng tàng hình độc đáo,  . có thể bị đối thủ của Mỹ phát hiện và sao  chép nếu Washington xuất khẩu tiêm kích này. . Năm 1998, ông Obey đã bổ sung một sửa đổi cho  “Đạo luật Biểu quyết Ngân sách Quốc phòng năm  . 1998”. Sửa đổi của ông chỉ là một câu duy nhất,  đó là “Không có khoản tiền nào trong Đạo luật  . này có thể được sử dụng để phê duyệt hoặc cấp  phép bán máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ  . 5 tiên tiến F22 cho bất kỳ chính phủ nước nào”. Đúng là chí mạng! Các bạn biết đấy, chỉ một dòng  . chữ của Obey mà tương lai của loại chiến cơ  này đã được ấn định, biến nó trở thành dòng.

Máy bay chỉ được sử dụng trong quân đội Mỹ. Do  đó, nó được đóng gói với công nghệ đã được phân   loại và được sản xuất thông qua những phương  pháp sản xuất tân tiến tuyệt mật. Đến mức ngay   cả phi công cũng bị cấm sử dụng hết khả năng  của máy bay trong các cuộc tập trận quốc tế,   thậm chí tập trận với cả đồng minh thân cận. Ngoài sự hạn chế của Đạo luật Obey thì số lượng   máy bay sản xuất trong chương trình F22 cũng  bị giảm quy mô do sự thay đổi tình hình. Nó ban   đầu được thực hiện để đối phó với các máy bay  chiến đấu tiên tiến trong kho vũ khí của Liên   Xô. Sau khi Liên Xô tan rã vào đầu thập niên 90  của thế kỷ XX, đã không còn bất kỳ mối đe dọa   thực sự lớn nào đối với nước Mỹ vì thế họ không  cần đến số lượng lớn máy bay F22 để làm gì.

Mặc dù vậy, Bộ Quốc phòng Mỹ vẫn  có ý định bán F22 ra nước ngoài. . Theo trang War Zone cơ quan đang quản lý bản  sao dự án linh hoạt xuất khẩu F22 của Không lực  . Mỹ thông qua đạo Luật tự do thông tin, thì Lầu  Năm Góc đã từng tưởng tượng đến việc xuất khẩu  . chiến cơ hiện đại nhất của mình tại thời điểm  đó. Một số văn phòng Không quân đã tiến hành  . các nghiên cứu với những biến số khác nhau về  chương trình xuất khẩu trông nó sẽ như thế nào. . Thậm chí, một số nhà bình luận quốc phòng  Australia đã đề xuất việc nước này mua loại F22.. Đề xuất này đã được Đảng Lao động Australia  rất ủng hộ. Ủng hộ là tốt nhưng còn phải bàn đến  . giá thành vì chúng không hề rẻ. . Theo một vài cách tính thì ít nhất là 137 triệu USD và  . nhiều nhất là 678 triệu USD cho mỗi chiếc, phụ  thuộc vào từng chiếc và cách bạn đánh giá nó..

Ví dụ như những người ủng hộ máy bay chiến  đấu động cơ kép thì luôn đề cập đến chi phí  . tạo thành sản phẩm cộng với chi phí lắp ráp.  Hoặc theo cách “tính từng phần” thì mức giá  . sẽ bao gồm cả chi phí phát triển và chi phí sản  xuất, rồi sau đó chia ra cho số lượng máy bay. . Cách thứ ba để có thể tính giá một chiếc F22 là  tính thêm cả chi phí vòng đời. Theo trang Gizmodo,  . chi phí vòng đời của một chiếc sẽ bao gồm  cả tiền xăng, các phụ tùng thay thế và phí  . bảo trì cho loại máy bay có tuổi thọ khoảng 60  năm này. Theo ước tính của Tổng cục thống kê,  . mức giá sẽ lên đến 59 tỷ USD để có thể sửa chữa  và lái 1 chiếc F22 cho đến khi nó không hoạt  . động được. Nếu như cộng thêm vào thì số tiền  mà chính phủ Mỹ phải chi trả cho thiết kế,  . sản xuất và vận hành một chiếc Raptor lên tới 678  triệu USD. Đây là một số tiền khổng lồ nên quốc.

Gia nào muốn mua là phải cân nhắc rất kỹ càng. . Và dù bạn có chấp nhận những con số này theo cách. nào thì máy bay chiến đấu cũng luôn là một trong  những phương tiện chiến tranh đắt nhất từ trước đến nay. . Tuy nhiên, điểm mấu chốt ở đây là Quốc  hội Mỹ sẽ không bao giờ cấp tiền cho một phiên  . bản tiêm kích F22 xuất khẩu. Vì thế, người ta  liền để mắt tới một dự án khác đó chính là F-35.. Vậy chúng ta hãy thử đặt 2 loại chiến đấu  cơ này lên bàn cân để xem ‘Tia chớp’ F35  . có đấu lại ‘Chim ăn thịt’ F22 hay không?. Nếu so sánh các thông số kỹ thuật thuần túy . thì F22 hơn hẳn F-35, nó to hơn, bay cao hơn,  nhanh hơn, tầm hoạt động xa hơn, mang theo nhiều vũ khí hơn . Nói riêng về chiến đấu cơ thì F22  gần như không có đối thủ. Nó có thể đánh giáp  . lá cà với những cú nhào lượn cắt góc ngoạn mục,  tăng tốc lẫn giảm tốc cực nhanh. Nó cũng có thể.

Bay do thám bởi khả năng tàng hình cao đồng thời  sử dụng trong các chiến dịch oanh kích chớp nhoáng   khi thả một quả bom hành trình 500kg cách xa  mục tiêu hơn 30km từ độ cao trên dưới 10km.  Đúng là F35 không thể sánh ngang F-22 với tư  cách một máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên   không bởi vì nó chưa bao giờ được thiết kế cho  một nhiệm vụ như vậy. Kế hoạch ban đầu của Không   quân Mỹ là cho F22 trở thành tiêm kích chiến  đấu trên không thượng đẳng, trong khi F-35 về   cơ bản được phát triển như một máy bay tấn  công không đối đất có đủ khả năng để tự vệ.  Lầu Năm Góc hy vọng F35 với khả năng  tàng hình và cảm biến sẽ có thể lấp đầy   khoảng trống giữa các chuyến bay F22  trong một cuộc giao chiến quy mô lớn.

Nhưng nói gì thì nói, dù “Chim ăn thịt” F22  là tiêm kích đắt nhất thế giới nhưng nó lại  . chưa một lần tham gia các chiến dịch quân  sự lớn của Hoa Kỳ và chỉ có một vài lần rời  . khỏi lãnh thổ Mỹ để không kích phiến quân  Hồi giáo IS ở Iraq và thực chiến ở Syria. . Việc sử dụng chiến đấu cơ tối tân nhất  để oanh tạc một tổ chức khủng bố ít khả  . năng phòng không đã khiến chính phủ  Mỹ phải hứng chịu nhiều chỉ trích,  . họ cho rằng Lầu Năm Góc đang “dùng dao mổ trâu  để giết gà”, vì chỉ cần chiến đấu cơ F15E hay  . các máy bay ném bom chuyên dụng như B1 là  quá đủ để tấn công phiến quân Hồi giáo IS. . Các chuyên gia quân sự cũng từng chỉ ra rằng dù  có thể thực hiện nhiệm vụ ném bom nhưng ưu điểm  . mạnh nhất của chiếc F22 Raptor là khả năng  không chiến. Việc sử dụng loại tiêm kích này  . để oanh tạc IS không có mục đích nào khác ngoài  “thử nghiệm” khả năng tác chiến của các phi công,.

Đồng thời, cũng nhằm răn đe các quốc gia  đối địch với Mỹ ở Trung Đông như Iran,   Syria hay các tổ chức khủng bố cực đoan  chống Mỹ ở Afghanistan và Pakistan.  Cuối cùng thì chú chim sắt độc quyền  này sẽ khiến nước Mỹ tự hào vỗ ngực hay   lại là một siêu phẩm ngốn tiền nhưng  vô dụng, chúng ta hãy cùng chờ xem! Thông tin vừa rồi đã kết thúc video ngày hôm nay.  Nếu F22 Raptor được “sổ lồng” thì theo các bạn,   đâu sẽ là quốc gia đầu tiên mua được chiến đấu  cơ đắt nhất thế giới của Hoa Kỳ? Hãy nêu dự đoán   xuống phía bên dưới phần bình luận để xem ở đây có  bao nhiêu người suy nghĩ giống bạn Đừng quên like,   chia sẻ và đăng ký kênh để không bỏ lỡ bất kỳ  chuyến hành trình thú vị nào từ KTQS. Còn bây giờ,   thay mặt ekip, Việt Cường xin chào và chúc  các bạn có một ngày mới tràn đầy năng lượng.


https://youtu.be/gkJTg__2iXsChiến đấu cơ “Chim Ăn Thịt” F22 thực hiện chuyến  bay đầu tiên vào năm 1997, mở ra một kỷ nguyên mới   trong việc phát triển các thế hệ máy bay chiến đấu  phản lực và tạo cảm hứng cho một loạt các dòng máy   bay chiến đấu tương tự. Hai mươi năm sau, d