
Tàu sân bay của Mỹ đã tham gia vào gần như mọi cuộc xung đột quân sự kể từ khi chiếc siêu hàng không mẫu hạm đầu tiên trên thế giới USS Forrestal đi vào hoạt động vào những năm 90 của thế kỷ trước, nhưng tuyệt nhiên, không có một chiếc tàu sân
Tàu sân bay của Mỹ đã tham gia vào gần như mọi cuộc xung đột quân sự kể từ khi chiếc siêu hàng không mẫu hạm đầu tiên trên thế giới USS Forrestal đi vào hoạt động vào những năm 90 của thế kỷ trước, nhưng tuyệt nhiên, không có một chiếc tàu sân bay nào của nước này bị tấn công từ bất kỳ một đối thủ nào. Điều này một phần là do các siêu tàu sân bay rất khó tấn công và sự vĩ đại mang tính biểu tượng của những con tàu khổng lồ cũng đóng một vai trò nhất định. Kể từ những năm 1950, siêu tàu sân bay là đại diện rõ ràng nhất cho sức mạnh quân sự và vị thế bá chủ trên biển của Mỹ. Lần cuối cùng một hàng không mẫu hạm của Hải quân Mỹ bị đánh chìm là trong Đại chiến Thế giới lần thứ II. Có 12 tàu sân bay của Mỹ bị chìm trong cuộc chiến này.
Chiếc cuối cùng là USS Bismarck Sea. Tàu này bị các tàu khu trục kamikaze của Nhật Bản đánh đắm vào tháng 2/1945. . Mặc dù vậy, hiện tại thì chúng ta đều nhận ra một điều rằng, với kích thước đồ sộ thì các . tàu sân bay Mỹ được cho là dễ trở thành mục tiêu của các loại vũ khí diệt hạm ngày càng hiện đại và chính xác.. Nhưng tại sao cho đến tận ngày nay, không một quốc gia nào dám tấn công hàng . không mẫu hạm của xứ sở cờ hoa? Mỹ đã làm gì mà khiến cho thế giới phải sợ sệt đến như vậy?. Theo KTQS thì lý do đầu tiên phải kể đến đó là do tàu sân bay Mỹ có tốc độ cao và rất linh hoạt. . Các tàu sân bay lớp Nimitz, lớp Ford và lớp Gerald R. Ford là các chiến . hạm lớn nhất trong lịch sử đóng tàu của Hoa Kỳ. Ví dụ như siêu hàng không mẫu hạm lớp Nimitz, . nó có chiều dài 333 m, lượng choán nước dao động từ 100.000 106.000 tấn. Với hàng trăm.
Khoang kín nước và lớp vỏ thép cực dày, không có ngư lôi hoặc mìn thông thường nào có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho tàu sân bay Mỹ. Năng lượng cho cỗ máy chiến tranh khổng lồ này đến từ 2 lò phản ứng hạt nhân Westinghouse A4W cung cấp cho 4 tuabin hơi nước để truyền động cho 4 chân vịt với tổng công suất 260.000 mã lực. Lò phản ứng có thể giúp tàu hoạt động từ 2025 năm mà không cần nạp nhiên liệu. Dù là cỗ máy chiến tranh khổng lồ, nhưng tàu sân bay lớp Nimitz lại sở hữu khả năng cơ động cực kỳ ấn tượng. Chiến hạm nặng hơn 100.000 tấn này có thể chạy với tốc độ tối đa 30 hải lý/giờ khiến các tàu ngầm chạy chậm hơn rất khó phát hiện và theo dõi.
Trong 30 phút sau khi bị đối phương phát hiện, phạm vi. hoạt động của tàu sân bay được tăng lên 700 dặm vuông, sau 90 phút, mở rộng đến 6.000 dặm vuông.. “Rào cản” thứ hai là các tàu sân bay Mỹ có tuyến phòng thủ vô cùng đáng gờm. Bạn sẽ không bao giờ . bắt gặp một chiếc hàng không mẫu hạm nào lang thang 1 mình ngoài biển khơi. Chúng . không hoạt động độc lập mà thường được triển khai theo đội hình nhóm tác chiến tàu sân bay. . Thế thì nhóm tác chiến tàu sân bay là gì? Trên màn hình của các bạn bây giờ là toàn . cảnh về nhóm tác chiến tàu sân bay.. Trong tiếng Anh nó được gọi với cái tên là Carrier Strike Group . . Đây là thuật ngữ dùng để chỉ nhóm tác chiến trên biển với nòng cốt . là tàu sân bay giữ vai trò điều phối và chỉ huy hoạt động chiến đấu. Hải quân Mỹ đang vận . hành 10 siêu tàu sân bay lớp Nimitz, giúp xây dựng 10 nhóm tác chiến tàu sân bay..
CSG tiêu chuẩn bao gồm một đội quân vô cùng hùng hậu. Có 1 tàu sân bay, 23 tuần . dương hạm lớp Ticonderoga, 34 tàu khu trục lớp Arleigh Burke, 1-2 tàu ngầm tấn công hạt nhân, . 12 tàu hậu cần. Đội hình hộ tống cho tàu sân bay có thể thay đổi tùy vào tính chất nhiệm vụ. . Tàu sân bay là trung tâm sức mạnh của CSG. Nó mang theo các tiêm kích trên hạm, . máy bay tác chiến điện tử, cảnh báo sớm và trực thăng. Hàng không mẫu . hạm đảm nhận vai trò điều phối và chỉ huy toàn bộ hoạt động của nhóm. . Máy bay chiến đấu chủ lực là tiêm kích F/A18 E/F Super Hornet. . Ở nhiệm vụ tấn công, F/A18 sẽ không kích các căn cứ sâu trong đất liền của đối phương. Nó cũng đảm . nhận vai trò phòng vệ và ngăn chặn tầm xa đảm bảo an toàn cho tàu sân bay và toàn bộ nhóm tác chiến. . Với đội hình hộ tống, tuần dương hạm lớp Ticonderoga sẽ đảm nhận vai trò phòng không,.
Chống ngầm, chống hạm, ngăn chặn tàu chiến mặt nước, tàu ngầm và máy bay đối phương tiếp cận nhóm tác chiến.. Trái tim sức mạnh của tuần dương hạm này chính là hệ thống chiến đấu tối tân Aegis. Đây . là hệ thống phòng thủ tên lửa và không gian hiện đại nhất thế giới hiện nay, có khả năng đánh bại . mọi mối đe dọa trên không, kể cả tên lửa đạn đạo.. Ngoài nhiệm vụ chính là phòng vệ cho CSG thì. Ticonderoga còn có thể phóng tên lửa Tomahawk tấn công các mục tiêu sâu trong đất liền. . Nó được trang bị tới 122 ống phóng thẳng đứng Mk41 có thể mang theo nhiều loại tên lửa khác nhau. . Và với sự xuất hiện của tàu khu trục lớp Arleigh Burke trong nhóm tác chiến tàu sân bay thì nó cũng . có vai trò phòng không, chống hạm, chống ngầm. Nó được trang bị những vũ khí tinh . vi nhất của Hải quân Hoa Kỳ, có thể tiêu diệt bất kỳ mục tiêu nào đe dọa đến nhóm tác chiến..
Lớp tàu khu trục này được gắn 9096 ống phóng thẳng đứng Mk41 có thể tấn công đất liền bằng tên lửa Tomahawk và phòng thủ tên lửa đạn đạo. Tàu khu trục lớp Arleigh Burke và tuần dương hạm lớp Ticonderoga cùng nhau thiết lập ô phòng thủ trên không, mặt biển và dưới nước để bảo vệ cho nhóm tác chiến tàu sân bay. Một sự kết hợp vô cùng ăn ý. Còn về phần các tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Los Angeles hoặc Virginia thì chúng sẽ đảm nhận vai trò trinh sát và phòng vệ dưới nước. Tàu ngầm thường đi trước để trinh sát và cảnh báo cho nhóm tác chiến về hoạt động của tàu mặt nước và tàu ngầm đối thủ.
Trong các nhiệm vụ có tính chất nguy hiểm thì một tàu ngầm sẽ dẫn đầu nhóm và một tàu khác canh chừng ở phía sau đội hình. Các tàu hậu cần thì có nhiệm vụ tiếp nhiên liệu hàng không cho máy bay trên tàu sân bay và dầu diesel cho đội tàu hộ tống. Chúng thường đi cuối đội hình khi đã bơm hết nhiên liệu cho các tàu hộ tống, nó sẽ quay về căn cứ và được thay thế bằng tàu khác. Như vậy, chiến thuật của hải quân Hoa Kỳ đã giúp tối đa hóa khả năng sống còn của tàu sân bay. Mặc dù chúng được bảo vệ bởi lá chắn phòng thủ nhiều tầng, nhưng khi đến gần đối phương tiềm năng cũng có thể gặp rủi ro. Do vậy, các chiến thuật được áp dụng triệt để, giúp tàu duy trì khả năng tung đòn tấn công theo kế hoạch.
Chẳng hạn, một tàu sân bay thường không thể hoạt động được ở những khu vực có . nhiều mìn, trừ khi nó được dọn sạch hoàn toàn. Điều này có nghĩa là gì? Là hàng không mẫu hạm . Mỹ chỉ ưa những vùng đại dương mở chứ không thể hoạt động trong các vùng nước biển kín, . nơi tàu chiến của đối phương có thể lẫn vào các tàu bè thông thường. Trên biển rộng, . tàu sân bay sẽ liên tục di chuyển để khiến đối phương khó phát hiện và theo dõi.. Cuối cùng, các công nghệ mới hiện đại cũng là một lý do giúp tàu sân bay Mỹ không bị tấn công. . Để giảm mối đe dọa đối với tàu sân bay, Washington đã đầu tư rất nhiều cho công . nghệ phòng thủ và tấn công. Bước tiến quan trọng nhất trong những năm gần đây đối với hải quân Mỹ . là tích hợp mọi công nghệ hiện đại để hệ thống cảm biến và vũ khí đạt hiệu quả sử dụng tối đa..
Một trong những dự án như vậy là Hệ thống kiểm soát toàn diện hỏa lực và phòng không giúp kết nối tất cả các hệ thống chiến đấu có sẵn trong một màn hình phòng thủ phản ứng nhanh mà kẻ thù khó có thể thâm nhập vào hệ thống. Các tuyến phòng thủ giúp tàu sân bay Mỹ sống sót nên không nhiều quốc gia có thể gây ra mối đe dọa thực sự đến các chiến hạm đắt giá nhất của Mỹ. Với tầm hoạt động không giới hạn và sự linh hoạt nhờ chạy bằng năng lượng hạt nhân thì tàu sân bay có thể giúp Hoa Kỳ bảo vệ lợi ích của mình ở mọi nơi trên thế giới. Điều này vẫn đúng trong nhiều thập kỷ tới trong bối cảnh hải quân nước này hiện đang đầu tư mạnh tay vào các công nghệ quân sự mới. Như vậy, khả năng những đối thủ có thể đánh chìm các “pháo đài nổi” này của Mỹ mà không dùng tới vũ khí hạt nhân gần như là bằng không.
Vậy thì điều gì sẽ xảy ra nếu quốc gia nào đó cả gan tấn công tổng lực vào nhóm tàu sân bay . của Hải quân Mỹ trong một cuộc xung đột? Mỹ sẽ phản ứng như thế nào và sẽ hành động ra sao? . Tôi dám chắc là bạn sẽ gặp rắc rối đấy và nó có thể lớn đến nỗi gây ra một cuộc Đại chiến . Thế giới lần thứ 3. Đương nhiên là một cuộc tấn công bất thình lình từ một chủ thể được trang . bị vũ khí tận răng thông thường sẽ rất thành công. Nhưng tình huống này sẽ tác động đến giới . tinh hoa và công luận Mỹ, có thể dẫn tới các yêu cầu trừng phạt thẳng tay, vô cùng nghiêm trọng. . Tàn khốc nhất có thể là viễn cảnh tấn công từ một chủ thể phi nhà nước, . dẫn tới thương vong lớn và khiến con tàu bị phá hủy sẽ thổi bùng ngọn lửa giận dữ ở xứ sở cờ hoa. . Nhưng tàu sân bay cuối cùng cũng chỉ là vũ khí chiến tranh, vẫn dễ tổn thương nếu bị.
Đối phương tấn công. Kể từ sau Thế chiến thứ 2, hầu hết các cuộc xung đột trên thế giới đều diễn . ra với quy mô nhỏ, trong đó việc tấn công tàu sân bay chưa bao giờ là lựa chọn khôn ngoan. . Nga hay Trung Quốc đã nghiên cứu và chế tạo các tên lửa chuyên diệt tàu sân bay . với uy lực mạnh mẽ. Nhưng các quốc gia này chưa từng sử dụng vũ khí để tấn công tàu sân bay Mỹ. . Tấn công một tàu sân bay không chỉ ảnh hưởng đến cục diện quân sự mà còn cả chính trị. Một lý do . khác là không ai dám chắc cần bao nhiêu quả tên lửa để đánh chìm tàu sân bay của Hoa Kỳ, . nếu may mắn thì một quả tên lửa cũng là đủ. Nhưng làm gì có chuyện gì dễ như vậy. Rất khó . để đánh chìm một con tàu nổi dài hơn 300 m và được làm bằng thép. . Hải quân Mỹ cũng từng thử nghiệm để kiểm chứng điều này. . Vào năm 2005, họ đã tự nhắm mục tiêu vào.
Tàu sân bay America của mình để xác định mức độ chống chịu của con tàu trước nguy cơ bị đánh chìm. . Khi đó, nó đã bị tấn công liên tục ở cả trên và dưới mặt nước. Sau gần bốn tuần, hải quân chỉ mới . đánh chìm được đuôi tàu. Và phần còn lại chỉ bị đánh gục khi Lầu Năm Góc quyết định tiêu hủy nó một lần và mãi mãi. . Có thể thấy, các tàu sân bay Mỹ được thiết kế đặc biệt để đảm bảo nó luôn nổi, . ngay cả khi bị hư hại nặng nề trong chiến đấu. . Thế thì xác suất một quả tên lửa mà chúng ta. phóng đi có thể kết liễu hàng không mẫu hạm là bao nhiêu? Tôi nghĩ nó còn khó hơn cả trúng vietlott. . Và khi bạn ra quyết định đánh đắm hàng không mẫu hạm thì phải tính đến thương vong. Ví dụ như tàu . sân bay hạt nhân USS Nimitz, nó được vận hành với 6.000 thủy thủ và nhân viên hải quân, tạo thành . một kho báu di động của Mỹ trên biển. Chỉ bằng một đòn tấn công, thương vong của Mỹ trên tàu sân bay.
Sau vài phút sẽ lớn hơn cả thương vong trong Chiến tranh Iraq. Đây là một con số thực sự kinh hoàng. Khi một soái hạm bị đánh chìm, gần như toàn bộ thì các thủy thủ cũng mất mạng. Năm 1941, tàu chiến HMS Hood của Anh bị tàu chiến phát xít Đức bắn chìm, khiến 1.415 trong tổng số 1.418 người thiệt mạng. Chỉ có 3 người sống sót! Đây là điều các quốc gia tấn công tàu sân bay Mỹ phải tính toán kỹ lưỡng. Trong tình huống khẩn cấp, Washington có thể huy động 10 tàu sân bay từ những địa điểm khác nhau đến khu vực xảy ra xung đột. Vậy nên đánh chìm một tàu sân bay Mỹ mới chỉ làm sức mạnh của hạm đội Mỹ giảm xuống khoảng 10%.
Theo KTQS thì đánh chìm tàu sân bay là cách. nhanh nhất để biến một cuộc xung đột nhỏ lẻ thành chiến tranh toàn diện, . rất ít quốc gia trên thế giới ngày nay có thể đối đầu với Hoa Kỳ trong một cuộc chiến tranh như vậy. . Có thể nói, khi một thế lực nào đó tấn công tàu sân bay Mỹ, đó chắc chắn không phải là sự nhầm lẫn. . Đó sẽ phải là quyết định mang tính chiến lược mà các chỉ huy trên tàu không có đủ quyền hành để ra lệnh. . Bất kỳ kẻ thù nào sau khi tấn công tàu sân bay Mỹ, cũng sẽ phải suy . nghĩ kỹ xem những bước đi tiếp theo là gì. . Nhìn phản ứng của họ trước vụ tấn công khủng. bố kinh hoàng xảy ra vào tháng 9/2001 là một dấu hiệu cho chúng ta thấy rằng Washington chắc chắn . sẽ chiến đấu một mất một còn bằng cách triển khai tất cả sức mạnh quân sự còn lại của mình, . bao gồm cả 8 hoặc 9 tàu sân bay còn sống sót để đáp trả cuộc tấn công..
Có hai câu hỏi dành cho bất kỳ ai nghĩ rằng mình có khả năng hạ gục một trong những con vật khổng lồ bằng thép này, đó là “Bạn có thể làm được không? Và ngay cả khi có thể thì nó có xứng đáng với những gì mà bạn phải trả giá sau đó hay không?”. Nếu trả lời được 2 câu hỏi này thì tôi nghĩ rằng chúng ta đã giải được bài toán hóc búa trong video ngày hôm nay. Như vậy, chuyến hành trình đi tìm lời giải đáp cho khả năng đánh chìm hàng không mẫu hạm của Mỹ đến đây là kết thúc. Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về vấn đề này xuống phía bên dưới để cùng bàn luận với mọi người. Đừng quên nhấn like và đăng ký kênh để không bỏ lỡ bất kỳ video thú vị nào từ KTQS.
https://youtu.be/dl0R2ZqOi-sTàu sân bay của Mỹ đã tham gia vào gần như mọi cuộc xung đột quân sự kể từ khi chiếc siêu hàng không mẫu hạm đầu tiên trên thế giới USS Forrestal đi vào hoạt động vào những năm 90 của thế kỷ trước, nhưng tuyệt nhiên, không có một chiếc tàu sân