
JhGo xin được chào các bạn! Hòa bình thường phải trả giá bằng chiến tranh, đó là 1 xã hội kì lạ mà con người đang sở hữu. Câu chuyện muôn thuở này đã khiến hầu như bất kì quốc gia nào cũng đều phải liên tục hiện đại hóa quân đội của mình. Năm 1975, Việ
JhGo xin được chào các bạn! Hòa bình thường phải trả giá bằng chiến tranh, đó là 1 xã hội kì lạ mà con người đang sở hữu. Câu chuyện muôn thuở này đã khiến hầu như bất kì quốc gia nào cũng đều phải liên tục hiện đại hóa quân đội của mình. Năm 1975, Việt Nam thống nhất đất nước sau 1 cuộc chiến vô cùng thảm khốc kéo dài gần 30 năm. Năm 1979, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tiến hành xâm lược Việt Nam với nỗ lực nhằm trừng phạt Hà Nội vì cuộc chiến tại biên giới Tây Nam. Cuộc chiến kéo dài một tháng, kết thúc bằng việc quân đội Trung Quốc rút khỏi Việt Nam sau khi chịu những tổn thất nặng nề, nhưng họ lại không thu được bất kỳ mục tiêu chiến lược nào Đó chỉ là 1 vài ví dụ cho những cuộc chiến gần nhất trong quá khứ của người Việt.
Và tương lai thì không gì là không thể. Vì vậy, Việt Nam chắc chắn đã phải tự trang bị cho mình những vũ khí thuộc loại tân tiến nhất trên thế giới, tất nhiên là trong phạm vi tiềm lực kinh tế của mình. Với 1 lãnh thổ có đường bờ biển dài tới trên 3200km, rõ ràng việc bảo vệ lãnh hải là điều tối quan trọng. Trong bối cảnh các nước có tiềm lực tài chính khổng lồ sẽ đầu tư vào tàu sân bay, mà báo giá trung bình cũng phải tầm trên 10 tỷ USD, song song với đó là 1 dàn tàu hộ tống cũng không kém phần đắt đỏ. Chính vì vậy, để phù hợp với tiềm lực tài chính của mình, Việt Nam đã tạm thời chọn hướng đi khác.
Đó là đầu tư mạnh tay vào tàu ngầm, 1 loại sát thủ khiến tàu sân bay khiếp sợ. Vậy thì loại vũ khí đầu tiên mà chúng ta phải nhắc đến, đó chính là những con quái vật nằm sâu trong lòng đại dương. Tháng 12 năm 2009 Việt Nam lần đầu tiên ký hợp đồng mua của Nga 6 tàu ngầm hùng mạnh lớp Kilo, được phương Tây mệnh danh là hố đen trong lòng đại dương, thuộc Dự án 636 Varshavyanka, trị giá 2 tỷ USD . Ngoài đóng tàu, hợp đồng bao gồm: cung cấp các thiết bị kỹ thuật phụ trợ, huấn luyện 53 sĩ quan và thủy thủ Việt Nam trong nhiều tháng tại Nga. Như vậy ước tính tổng chi phí trên mỗi tàu là khoảng hơn 330 triệu USD.
Tất nhiên, đó là giá công bố, còn giá sale khi mua online thì có thể sẽ khác. Tuy nhiên phí ship hàng là khá chát, và đặc biệt khó khăn khi các gói vận chuyển thì cũng chưa có gói nào ship hàng hạng nặng đến vậy. Tàu ngầm lớp Kilo nằm trong danh sách tàu ngầm được Nga cho phép xuất khẩu. Các quốc gia đang vận hành hoặc đặt hàng bao gồm Algeria, Trung Quốc, Ấn Độ, Iran, Ba Lan, Romania và Việt Nam. Hợp đồng của Việt Nam được Nga cho triển khai từ năm 2010, và chiếc thứ 6, cũng là chiếc cuối cùng trong hợp đồng này được hạ thủy tháng 9 năm 2015. Việt Nam đặt tên 6 con tàu gắn với các thành phố lớn là Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Khánh Hòa, Hồ Chí Minh và Bà Rịa Vũng Tàu Kilo thuộc lớp tàu ngầm tấn công chạy bằng động cơ diesel – điện, có nhiệm vụ tác chiến chống hạm và chống ngầm, thuộc 1 trong những loại tiên tiến nhất thế giới.
Nó có chiều dài gần 74m, chiều ngang gần 10m, lượng giãn nước 3.100 tấn, tốc độ lên tới 37 kmh, lặn sâu tối đa 300m, hoạt động độc lập 45 ngày đêm, thủy thủ đoàn 52 người. Tàu được trang bị 6 ống phóng ngư lôi đường kính 533 mm. Nhưng vũ khí uy lực nhất phải kể đến là tổ hợp tên lửa hành trình đa năng KlubS. Tổ hợp này có nhiều mẫu tên lửa khác nhau, có thể kể đến như sau: Tên lửa chống hạm phiên bản 3M54E, đầu nổ nặng 450 kg, tầm bắn tối đa 220 km, đủ sức phá hủy tàu mặt nước cỡ lớn. Còn phiên bản 3M54E1 có tầm bắn 300km bay ở tốc độ cận âm 990 kmh chúng ta có thể liên hệ sang tốc độ âm thanh trong điều kiện tiêu chuẩn là 1236kmh.
Tên lửa chống ngầm 91RE1 có vận tốc siêu âm với tầm bắn 50 km. Ngư lôi trang bị đầu nổ 76 kg, có khả năng khóa mục tiêu, đủ sức đánh thủng vỏ tàu ngầm đối phương. Tên lửa 3M14E tấn công mặt đất, sử dụng kết hợp hệ thống định vị toàn cầu, hệ thống phân tích độ cao và khớp ảnh địa hình, với tầm bắn lên tới 300km. Nhờ công nghệ hiện đại làm giảm đáng kể độ ồn cho lớp Kilo, giúp nó có khả năng “tàng hình” trước các thiết bị định vị thủy âm hiện đại. 6 tàu ngầm lớp Kilo hiện đại mà Việt Nam mua của Nga chính là mối quan ngại lớn cho Hải quân của các nước láng giềng manh động, Mặc dù họ cũng có thể sở hữu các lớp tàu ngầm tương tự nhưng lại không được thiết kế phù hợp cho mục tiêu săn ngầm.
Loại vũ khí thứ 2 chắc chắn chúng ta phải bàn tới, đó là vũ khí tấn công trên mặt biển. Một trong những loại vũ khí đắt đỏ và nguy hiểm bậc nhất trong tay Quân đội Việt Nam đó chính là 4 tàu hộ vệ Gepard 3.9 được mua từ Cộng hòa Tatarstan, thuộc Liên Bang Nga. Theo các cò môi giới tàu chiến, giá của mỗi chiếc là khoảng 350 triệu USD Gepard 3.9 được chế tạo cho nhiệm vụ tuần tra, hộ tống, bảo vệ lãnh hải, chống tàu mặt nước, chống tàu ngầm, phòng không tầm thấp. Nó có chiều dài hơn 102m, rộng 13m, mớn nước 5m, lượng choán nước khoảng 2.200 tấn. Lá chắn phòng không chủ lực của chiến hạm này là hệ thống tổ hợp pháo phòng không tên lửa Palma.
Nó được trang bị 8 tên lửa phòng không tầm thấp SosnaR, với tầm bắn 15km, độ cao 10km. 2 pháo bắn siêu nhanh AK630, 6 nòng, cỡ đạn 30mm, với tốc độ bắn lên tới 5.000 viên/phút, tầm bắn hiệu quả từ 45 km, được chế tạo cho nhiệm vụ phòng không, đánh chặn tên lửa, tiêu diệt xuồng đổ bộ của đối phương. 4 ống phóng ngư lôi 533mm ở hai bên mạn tàu, giúp nâng cao năng lực tác chiến chống ngầm. Pháo chống hạm AK176M, cỡ nòng 76.2mm, tầm bắn tối đa 15km, tốc độ bắn 120 viên/phút. Pháo có thể tác chiến chống tàu mặt nước cỡ nhỏ, xuồng tuần tra, pháo kích các mục tiêu ven biển và phòng không. Nếu so sánh pháo 76.2mm với pháo chính 460mm trên chiến hạm Yamato của người Nhật từ thời Thế Chiến 2 thì có vẻ thật là cá đuối.
Thế nhưng thời đại của những khẩu pháo siêu to khổng lồ đã trôi qua quá lâu rồi. Ngày nay, các chiến hạm sẽ đọ sức bằng các loại tên lửa tân tiến. Hệ thống hỏa lực mạnh nhất trên tàu là 8 tên lửa chống hạm Kh35 Uran-E, có tầm bắn lên tới 250km, sử dụng radar dẫn đường cho đầu đạn 145 kg, nếu bắn trúng đích, 1 quả đạn loại này có thể nhấn chìm chiến hạm tải trọng 5.000 tấn ngay lập tức. Đối với các chiến hạm lớn hơn, thì cách đơn giản là bắn vào các khu vực trọng yếu của tàu địch, hoặc đơn giản nữa là khai hỏa liên tục, cho đến khi nào đối phương chìm hẳn thì dừng lại. Gepard 3.9 có sàn đáp cho trực thăng chống ngầm Ka28, đây là phiên bản xuất khẩu của trực thăng trinh sát và tác chiến chống ngầm Ka27 do hãng Kamov Helicopter chế tạo.
Tuy nhiên, chiến hạm này không đủ chỗ thiết kế nhà chứa chuyên dụng, mà chỉ có một góc nhỏ để che phủ phần nào cho chiếc trực thăng. Ở đỉnh tháp chỉ huy là hệ thống radar phòng không PozitivME, có tầm trinh sát 150 km. Chiến hạm này có hệ thống động lực được kết hợp giữa động cơ diesel và tuabin khí, cho công suất lên tới 23.000 mã lực, tốc độ tối đa 52 km/giờ. Tàu có thể hoạt động liên tục 20 ngày trên biển, với phạm vi là 9200km. Một số thông tin cho rằng, dự kiến trong tương lai Việt Nam sẽ mua thêm 2 chiếc nữa từ Nga, được yêu cầu sẽ nâng cấp tích hợp tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh Kalibr, với mức giá nâng lên khoảng 400 triệu USD cho 1 chiến hạm.
Giới quân sự cho rằng, khả năng này là rất khó, vì Ukraine từ chối cung cấp động cơ turbine khí cho Nga, đây vẫn là thiết bị mà Nga chưa thể làm chủ được. Vì vậy, nhiều khả năng, Hải quân Việt Nam sẽ đàm phán chốt hạ các chiến hạm tàng hình Sigma 9814 mà Hà Lan đã giới thiệu trước đó. Tiếp tục với mặt trận trên biển, không thể không kể đến loại vũ khí thứ 3, đó chính là tên lửa chống hạm Về lực lượng tên lửa chống hạm, Việt Nam hiện đang được trang bị loại tên lửa K300P Bastion P. Đây là loại tên lửa chống hạm khét tiếng do Nga sản xuất, với chức năng chính là phòng thủ dọc bờ biển. Hệ thống bao gồm 4 xe phóng tên lửa .
2 xe điều khiển , thời gian chuẩn bị chiến đấu chỉ trong vòng 3 đến 4 phút. 4 xe chở đạn được trang bị cần cẩu có trọng tải 5,9 tấn, dùng để tiếp đạn cho xe phóng tên lửa. Ngoài ra, còn 1 số các thiết bị hỗ trợ kỹ thuật, và huấn luyện chiến đấu khác. Theo thông tin từ các cò buôn tên lửa, giá của hệ thống này vào khoảng 150 triệu USD. Hợp đồng mua 2 hệ thống cùng 40 quả tên lửa của Việt Nam có giá khoảng 300 triệu USD. Để cho dễ hình dung chúng ta sẽ thử quy đổi ra gạo, với giá gạo niêm yết trên shopee tại thời điểm mà JhGo nghiên cứu đang là 16300 VNĐ/ 1kg. Như vậy với 300 triệu USD sẽ có thể mua được khoảng gần 430.000 tấn gạo.
Trên chiến trường, trong lúc giao chiến, nếu mạnh tay thả 430.000 tấn gạo thẳng vào trận địa của đối thủ, chắc chắn chúng sẽ phải khóc thét và ra hàng ngay lập tức. Tuy nhiên giải pháp nghe có vẻ rất hợp lý này vẫn chưa được giới quân cấp cao sự tán thành. Trên xe phóng tên lửa, ống phóng có chiều dài 8,1m, đường kính 71 cm, trọng lượng 3900kg. Nó sẽ phóng loại tên lửa chống hạm có tầm hoạt động tối đa lên tới 350 km với mục tiêu trên biển, tốc độ tối đa là hơn 3000km/h, mang theo đầu đạn nặng 250 kg, đủ sức đánh chìm mọi loại hộ vệ hạm chỉ bằng một phát bắn trúng đích duy nhất. Nếu các tàu chiến trên biển của đối thủ đã bị tiêu diệt hết, hệ thống này có thể được chuyển sang sử dụng tấn công các mục tiêu trên mặt đất nhằm tránh lãng phí.
Loại vũ khí thứ tư bắt buộc phải đầu tư mạnh tay đó chính là vũ khí phòng không, lý do thì rất rõ ràng thế giới đương đại vẫn đang là kỉ nguyên của hàng không mẫu hạm, trong khi Việt Nam lại có đường bờ biển dài, khi chiến tranh xảy ra, các cuộc tập kích không quân là điều mà người Việt bắt buộc phải chống đỡ. Và về phương diện này, Việt Nam đang sở hữu dàn tên lửa phòng không S300PMU1 của Nga một trong những loại tên lửa phòng không mạnh nhất thế giới vào giai đoạn đầu thế kỉ 21. Giá bán của nó được ước tính vào khoảng 130 đến 150 triệu USD. Nhiều năm trước đó, những phiên bản đầu tiên của Hệ thống S300 được Liên Xô triển khai vào năm 1979 với mục đích phòng thủ không phận tại các cơ sở công nghiệp, quân sự và hành chính lớn, chống lại máy bay tấn công của đối phương.
Nó được nâng cấp rất nhiều trước khi ra mắt phiên bản S300PMU1, đáng chú ý là đầu đạn tên lửa mới được nâng cấp có sức công phá lớn hơn, nhưng kích thước lại nhỏ hơn, và cự ly có thể vươn tới 195km. Đồng thời, 1 số nguồn tin cho rằng, tên lửa S300PMU1 của Việt Nam đã được nâng cấp lên radar của hệ thống tên lửa S-400. Mặc dù có thể bắn được nhiều loại mục tiêu khác nhau, từ phổ thông cho tới các loại “khó nhằn”, thế nhưng đạn của nó thường để dành cho những mục tiêu chiến lược, ví dụ như: máy bay ném bom tàng hình, tên lửa đạn đạo, máy bay trinh sát gây nhiễu điện tử, máy bay cảnh báo sớm. Đó là những mục tiêu có giá trị hàng trăm triệu, thậm chí tới hàng tỷ USD.
Vì nó sẽ đánh thẳng vào uy thế, danh tiếng của đối phương. Đặc biệt là trong bối cảnh đầu đạn tên lửa của S300PMU1 có giá khá đắt. Mỗi quả đạn tên lửa 48N6E hay 48N6E2 có thể lên tới hàng triệu đô la. Nếu muốn bắn thoải mái thì nền kinh tế của chúng ta phải phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Nó chờ đợi ở chính thế hệ trẻ người Việt hiện nay. Loại vũ khí thứ 5, vẫn tiếp tục là tên lửa, nhưng lần này là Tên lửa đạn đạo Đến giai đoạn hiện tại, Việt Nam được cho là quốc gia đầu tiên, và cũng là duy nhất trong khu vực Đông Nam Á sở hữu tên lửa đạn đạo, đó chính là dòng tên lửa Scud. Tên lửa này khởi nguồn từ tên lửa V2 do Đức Quốc xã phát triển, được Liên Xô mổ xẻ nghiên cứu trong 10 năm trước khi cho ra mắt tên lửa R11M, và NATO gọi nó là tên lửa Scud.
Đến năm 1965, bản nâng cấp thế hệ mới mang tên R17E, hay còn gọi là tên lửa Scud thế hệ B đã được Liên Xô công bố. Nó sử dụng bệ phóng di động 9P117 Uragan dựa trên khung gầm xe vận tải hạng nặng MAZ543. Năm 1979, khi mà quan hệ ngoại giao Việt Nam – Trung Quốc căng thẳng đỉnh điểm, Liên Xô đã viện trợ cho Việt Nam 12 xe phóng tên lửa, cùng số lượng đạn tên lửa Scud biên chế đủ cho 1 lữ đoàn. Phiên bản B có trọng lượng 5,9 tấn, chiều dài 11,25 mét, đường kính 0,88 mét và có tầm bắn tối đa 300km. Tốc độ tối đa mà loại tên lửa này đạt được là tốc độ siêu thanh, lên tới hơn 6100km/h, độ chính xác lệch tâm mục tiêu vào khoảng 450 mét.
Một số nguồn tin cho biết, vào năm 1998, Việt Nam đã mua từ Triều Tiên hàng chục quả tên lửa đạn đạo tầm ngắn Hỏa Tinh 6 đây là phiên bản sao chép dựa trên nguyên mẫu Scud phiên bản C. Giá của nó được ước tính vào khoảng trên dưới 2 triệu đô la cho mỗi quả. Có lẽ Triều Tiên đặt cái tên này với kì vọng: 1 ngày ko xa họ sẽ bắn tới Sao Hỏa. Phiên bản C mà Việt Nam sở hữu có trọng lượng lên tới 6.4 tấn, tốc độ tối đa tương đồng với phiên bản B, tuy nhiên tầm bắn tối đa đã tăng gấp đôi, lên tới 600km, với độ chính xác lệch tâm mục tiêu khoảng 700m. Mặc dù có độ lệch khá cao, tuy nhiên sức nổ của Scud lại rất lớn, đảm bảo ngay khi lệch tâm vẫn có thể gây thiệt hại cho các mục tiêu.
Từ khi được tiếp nhận, Việt Nam liên tục có nhiều cải tiến, và hiện nay đã tự sản xuất được thành phần nhiên liệu cho loại tên lửa này. Mặc dù đây không phải là loại tên lửa đời mới. Tuy nhiên với việc là loại tên lửa đạn đạo duy nhất ở khu vực Đông Nam Á, Scud vẫn là thứ vũ khí rất lợi hại trong tay quân đội Việt Nam. Với tầm bắn 600km, phiên bản C hoàn toàn có thể giúp Việt Nam bao quát 2 quần đảo đó là Hoàng Sa và Trường Sa khoảng cách từ đất liền Việt Nam đến 2 quần đảo này là từ 250 đến hơn 500km. Loại vũ khí thứ 6 cần nhắc tới đó chính là tăng thiết giáp. Đây là 1 trong những lực lượng quyết định sự sống còn trên bộ.
Quân đội Việt Nam đã được tăng cường sức mạnh với dàn xe tăng chủ lực T90S và SK, được đánh giá là hiện đại bậc nhất thế giới. Chiếc T90SK cơ bản không khác gì T-90S, ngoài việc được nâng cấp nhẹ về hệ thống liên lạc radio, thiết bị dẫn đường cùng với la bàn. Các cò môi giới xe tăng cho biết, mẫu T90S có giá 6,25 triệu USD/chiếc theo hợp đồng Nga bán cho Việt Nam (64 chiếc, ký năm 2016, giao hàng 20172019, tổng trị giá 400 triệu USD) Mức giá trên của xe tăng T90S mà Việt Nam mua từ Nga nhỉnh hơn so với mức giá 5 triệu USD/chiếc theo hợp đồng Nga bán cho Ai Cập và Algeria. Nguyên nhân của việc chênh lệch này có thể do Việt Nam mua số lượng ít nên giá cao hơn.
Hợp đồng của Algeria là 200 chiếc, tổng trị giá 1 tỷ USD; còn hợp đồng của Ai Cập lên tới 400 chiếc, với tổng trị giá 2 tỷ USD Thêm nữa là cấu hình xe tăng T90S mà Việt Nam đặt hàng cũng cao cấp hơn cả về các loại phụ tùng cũng như đạn dược kèm theo. T90S là phiên bản xe tăng T-90 được sản xuất phục vụ mục đích xuất khẩu, nó được cho là không hề thua kém, thậm chí còn có 1 số điểm vượt trội so với phiên bản T90A hiện đang là lực lượng nòng cốt trong Quân đội Nga. Vũ khí chính của các xe tăng T90S là pháo nòng trơn 2A46M5 cỡ 125mm trang bị hệ thống nạp đạn tự động. Nòng pháo này còn có thể phóng tên lửa chống tăng 9M119 Refleks.
Bổ trợ cho khẩu pháo chính là súng máy hạng nặng 12,7mm, và súng máy đồng trục 7,62mm. Các vũ khí được kiểm soát bởi hệ thống theo dõi mục tiêu, điều khiển hỏa lực và tính toán đường đạn tự động, kết hợp cùng hệ thống giám sát hồng ngoại, giúp nó khai hỏa chính xác ngay cả trong điều kiện thời tiết xấu hoặc vào ban đêm. T90S không chỉ có lớp giáp hàng khủng bằng vật liệu tổng hợp Composite mà nó còn được bao phủ thêm 1 lớp giáp phản ứng nổ ERA ở phía ngoài. Lớp giáp này bản chất bao gồm các khối thuốc nổ đặt trong các hộp thép, bên ngoài giáp chính của xe tăng nó sẽ tự động được kích nổ và sử dụng hiệu ứng nổ của thuốc nổ để làm chệch hướng hoặc giảm khả năng xuyên phá của đạn chống tăng Trái tim của T90S là động cơ diesel tăng áp V-92S2F, công suất 1.130 mã lực, cho tốc độ tối đa lên tới 65km/h ở điều kiện đường đẹp, thông thoáng.
Loại vũ khí thứ bảy thuộc về không quân Một trong những vũ khí hiện đại nhất của không quân Việt Nam, đó chính là dàn chiến đấu cơ hạng nặng Su30MK2 Trước đây Việt Nam sở hữu 36 chiếc, nhưng rất đáng tiếc là 1 chiếc đã gặp nạn khi đang huấn luyện trên biển, cách Nghệ An 25km, nên hiện nay chỉ còn 35 chiếc. Ngoài việc vươn lên trở thành quốc gia có phi đội tiêm kích hạng nặng đông đảo nhất khu vực Đông Nam Á với 46 chiếc , Việt Nam còn chính thức trở thành nước đang vận hành nhiều Su30MK2 nhất thế giới. Các chiến đấu cơ Su30MK2 được cho là có khả năng chiến đấu trên biển rất tối ưu, nó kết hợp nhiều công nghệ tác chiến hiện đại của Su35, khiến các lực lượng hải quân phải dè chừng.
Su30MK2 có khả năng hoạt động ở gần như mọi loại thời tiết, và đang được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, Indonesia, Venezuela, Uganda, Trung Quốc Loại máy bay này tích hợp 2 động cơ AL31F cho lực đẩy lên tới 132kN, cùng với việc sử dụng vật liệu tổng hợp composite đời mới, giúp cho tốc độ bay đạt tới 2.100km/h, với trần bay là 17km. Nó sử dụng với 4 thùng nhiên liệu, chứa được 10 tấn dầu, cho phép tầm hoạt động 3.000km. Theo quảng cáo của các cò máy bay đến từ xứ sở Bạch Dương, hệ thống tác chiến điện tử của Su30MK2 đang được sử dụng công nghệ tối tân nhất, cho phép phát hiện mục tiêu nhờ các cảm biến cảnh báo sớm cực nhạy, tầm xa hàng trăm km Loại pháo cỡ nòng 30mm của chiến đấu cơ này có tốc độ bắn 1.800 phát/phút, tuy nhiên lại chỉ chứa được 150 viên đạn.
Điều này khiến nó có thể nhanh chóng hết đạn chỉ sau khoảng 5 giây khai hoả. Các loại tên lửa chiến đấu trên Su30MK2 rất đa dạng:Hệ thống tên lửa không-đối-không, cho phép điều khiển 6 tên lửa cùng lúc, bao gồm 3 loại: dẫn đường bằng hồng ngoại R73, dẫn đường bằng radar chủ động R-77E, dẫn đường bằng radar bán chủ động R27. Trong đó, quả tên lửa R-27 nặng gần 250kg, đầu đạn 40kg, phạm vi hoạt động 150km. Tên lửa chống hạm bao gồm 2 loại: KH31A và KH-35. Tên lửa không đối đất: KH10P, KH-29T và KH-59ME. Trong đó, tên lửa KH29T có tầm hoạt động từ 10 đến 30km, đầu đạn nổ 320kg. Tên lửa này có nhiều hệ thống dẫn đường khác nhau từ laser, hồng ngoại cho tới vô tuyến.
Kh29T chuyên dùng tấn công các công trình trọng yếu, cơ sở chỉ huy, và thậm chí là tấn công luôn các mục tiêu trên biển vì nó đủ sức phá nát tàu bọc thép 10.000 tấn. Tên lửa KH59ME thì còn khủng hơn, nó nặng gần 1 tấn, có đầu đạn 300kg với 2 tầng nhiên liệu rắn, giúp đạt tầm xa 200km. Vận tốc tấn công 1.000km/giờ, lại được tích hợp hệ thống định vị toàn cầu A737, khiến số phận các mục tiêu của nó thật mong manh. Không chỉ khủng về tên lửa, Su30MK2 còn được trang bị bom dẫn đường laser KAB-500L và KAB-1500L. Bom KAB500L nặng khoảng nửa tấn, thả từ độ cao 500m tới 5.000m, tốc độ bay 1.150km/giờ, tạo ra sức công phá khủng khiếp.
Thế nhưng nó vẫn chưa nhằm nhò gì so với option 2 là KAB1500L nặng tới 1.5 tấn, loại bom này được triển khai thực tế đã gây ra nỗi kinh hoàng hoảng loạn tại chiến trường Syria. Ngoài các vũ khí tấn công, về mặt trận phòng thủ, 2 cánh của Su30MK2 được gắn đầy đủ thiết bị gây nhiễu chủ động rất tối tân. Loại vũ khí này không chỉ giúp bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, mà thậm chí còn cho phép tấn công mạnh mẽ thẳng sang lãnh thổ của đối thủ để đáp trả bất kì hành động gây hấn nào. Vũ khí thứ 8 thuộc về mặt trận tác chiến không gian mạng. Tất nhiên chúng ta sẽ không đề cập đến bàn phím, chuột, hay bất kì thứ gì của anh em cư dân mạng, vì những vũ khí đó quá nguy hiểm và manh động đã được bàn luận nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Rõ ràng, trong xã hội số mà internet là không giới hạn như hiện nay, 1 cuộc tấn công mạng hoàn toàn có thể làm tê liệt hoàn toàn mọi hệ thống chỉ huy, hệ thống điều khiển tác chiến điện tử, dẫn đến mọi loại vũ khí tối tân đều trở thành những đống sắt vụn. Đây là điều không lấy gì làm vui khi mà trong các kim loại thân thuộc, chỉ có giá vàng là tăng, còn thị trường sắt vụn thì có vẻ không mấy khả quan. Vì vậy, việc tác chiến trên không gian mạng là vấn đề sống còn, và thứ vũ khí trên mặt trận đó, chắc chắn chính là trí tuệ của các chuyên gia An ninh mạng hàng đầu trong quân đội Việt Nam, và cũng không thể không kể đến các chuyên gia bảo mật trên cộng đồng mạng với lòng yêu nước mạnh mẽ , đang âm thầm cày cuốc mà không phải ai cũng biết họ làm gì.
Quân đội Việt Nam nhận thức rất rõ tầm quan trọng trong việc bảo vệ Không gian mạng, vì vậy, Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng đã được thành lập vào tháng 8/2017, và là đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam, với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng, chống lại mọi cuộc chiến tranh mạng đang có nguy cơ xảy ra. Ngoài 8 vũ khí nói trên, chắc chắn Việt Nam cũng đang nghiên cứu 1 loạt các vũ khí hàng khủng khác, nhưng tất nhiên mọi việc trong quân đội thì phải giữ bí mật, JhGo cũng xin phép không công bố, vì thú thực là JhGo cũng không biết. Trên tất cả mọi loại vũ khí, quan trọng nhất, 1 sức mạnh không gì ngăn cản được, đó chính là tinh thần dân tộc, ý chí và lòng dũng cảm của người dân Việt Nam, 1 thứ tinh thần bất diệt được chứng minh không thể chối cãi trong hàng nghìn năm qua.
https://youtu.be/Qy1-W2aXjgMJhGo xin được chào các bạn! Hòa bình thường phải trả giá bằng chiến tranh, đó là 1 xã hội kì lạ mà con người đang sở hữu. Câu chuyện muôn thuở này đã khiến hầu như bất kì quốc gia nào cũng đều phải liên tục hiện đại hóa quân đội của mình. Năm 1975, Việ