Là một quốc gia tiên phong lấy tên lửa làm con  át chủ bài trong học thuyết răn đe chiến lược,  . thật không ngoa khi nói rằng Liên  Xô là quốc gia khai sinh ra tất cả  . những dòng tên lửa tấn công nguy  hiểm nhất lịch sử thuộc mọi chủng  . loại và ng

Là một quốc gia tiên phong lấy tên lửa làm con  át chủ bài trong học thuyết răn đe chiến lược,  . thật không ngoa khi nói rằng Liên  Xô là quốc gia khai sinh ra tất cả  . những dòng tên lửa tấn công nguy  hiểm nhất lịch sử thuộc mọi chủng  . loại và ngay cả dòng tên lửa đạn đạo  chiến thuật cũng không phải ngoại lệ.. Trong đó, tên lửa TochkaU hiện vẫn được  biết đến là dòng tên lửa đạn đạo chiến  . thuật nguy hiểm bậc nhất thế giới, bất  chấp việc dòng tên lửa này đã có trong  . biên chế quân đội Liên Xô từ năm 1989, là  loại tên lửa cổ nhất trong danh sách này.. Là biến thể hiện đại hóa của dòng Tochka được biên  chế trong quân đội Liên Xô từ năm 1976, hệ thống  . tên lửa TochkaU mang một tên lửa duy nhất trên bệ  phóng, có thể phóng quả tên lửa vươn xa tới 120km,  . vượt xa khoảng cách 70km của phiên bản OTR21A  tiền nhiệm. Không chỉ vượt trội về tầm bắn,.

Tên lửa này cũng cho độ chính xác đáng kinh ngạc  với sai số chỉ tầm 95m nhờ kết hợp hệ thống  . dẫn đường vệ tinh và một radar định hướng. Vì  vậy, trong trường hợp cần thiết, tên lửa TochkaU  . có thể được sử dụng để tấn công vào các mục tiêu  di chuyển như những con tàu vận tải, những đoàn xe  . quân sự dài đến vài km. Bên cạnh đó, vận tốc bay  của đạn tên lửa TochkaU có thể đạt đến Mach 5,3,  . dù khá chậm so với các tên lửa đạn đạo được ra  đời sau năm 2000 nhưng chừng đó vẫn quá đủ để  . xuyên qua hầu hết các lớp phòng thủ hiện nay.  Bởi ngay cả khi bao gồm những hệ thống phòng  . không tầm cao ưu việt như PantsirS1, những trận  địa phòng không thường chỉ phản ứng và ngăn chặn  . hiệu quả đối với các vật thể bay với tốc độ dưới  Mach 4.5. Vì vậy, việc triển khai đánh chặn các  . tên lửa đạn đạo bay với tốc độ trên Mach 5 trong  vòng 1 phút, là khoảng thời gian từ lúc loại tên.

Lửa này được phóng đi thường chịu rủi ro cao  và đòi hỏi nỗ lực rất lớn từ hệ thống tình báo,  . trinh sát cũng như trạng thái sẵn sàng chiến đấu  của binh lính phòng không. Điều đó có nghĩa là,  . chỉ cần có trong tay số lượng tương đối những  tên lửa TochkaU, kể cả khi chưa được phòng đi,  . những hệ thống này vẫn đủ sức tạo áp  lực rất nặng nề cho binh lính phe địch.. Vì vậy, không khó để hiểu tại sao  trong chiến dịch quân sự tại Ukraine,  . việc đánh chặn thành công 2 tên lửa TochkaU của  quân đội Ukraine nhắm vào nhà máy thủy điện ở  . Kherson được nhiều chuyên gia coi là thành công  lớn của lực lượng phòng không Nga trong nỗ lực  . chống lại chiến thuật quấy rối của phía Ukraine  bằng loại tên lửa nguy hiểm này. Tuy nhiên,  . đa số những tên lửa TochkaU bị Ukraine bắn đi  vẫn thành công gây không ít thiệt hại cho cơ.

Sở hạ tầng tại các vùng Nga kiểm soát, bất chấp  việc người Nga đang có trong tay những hệ thống   phòng không tiên tiến bậc nhất thế giới. Nhưng  rõ ràng, trước một đối thủ toàn diện như Nga,   việc có trong tay chỉ 40 hệ thống TochkaU  trước khi cuộc chiến bắt đầu rõ ràng là chưa đủ. Như một phần trong nỗ lực chứng minh mình là kẻ kế  thừa xứng đáng của một Liên Xô hùng mạnh một thời,   người Nga đang dần thay thế toàn bộ loại tên  lửa TochkaU từ thời Liên Xô này bằng dòng tên   lửa đạn đạo mới, vượt trội hoàn toàn thế hệ tiền  nhiệm mang tên Iskander với phiên bản mạnh nhất   dùng cho quân đội Nga là I skanderM.

Là loại tên lửa đạn đạo chiến thuật hiện đại nhất  của Nga, tên lửa IskanderM có thể mang theo đầu  . đạn nặng từ 480kg700kg . Đây là  loại tên lửa một tầng đẩy sử dụng nhiên liệu rắn,  . trang bị hệ thống dẫn đường vệ tinh. Loại tên lửa  đạn đạo chiến thuật này có chiều dài 7,2 m, đường  . kính 0,95m, trọng lượng phóng 3,8 tấn. IskanderM  có thể mang cả đầu đạn thông thường cũng như đầu  . đạn hạt nhân và có tầm bắn đạt tới 500km (  gần tương đương với khoảng cách 540km từ vùng  . lãnh thổ Kaliningrad của Nga đến thủ đô Berlin  của Đức và 534km đến Stockholm của Thụy Điển).  . Điều đó có nghĩa là nếu một cuộc chiến tổng lực  nổ ra giữa Nga và các quốc gia thành viên NATO,  . quân đội Nga hoàn toàn có thể sử dụng tên lửa  Iskander lắp đầu đạn hạt nhân tấn công phủ đầu  . các quốc gia chủ chốt của NATO tại châu u trước  sự bất lực của đồng minh bởi Không chỉ vượt trội.

Về tầm bắn so với thế hệ TochkaU hay bất kỳ thế  hệ tên lửa cùng loại nào, tên lửa Iskander-M còn  . được người Nga ưu ái trang bị thêm hệ thống điều  khiển kết hợp dẫn đường dựa trên quán tính với  . cảm ứng Doppler có chức năng điều chỉnh góc tấn  công theo hệ thống định vị vệ tinh Glonass và GPS,  . cho sai số chỉ 5m. Độ chính xác gần như tuyệt  đối của loại tên lửa này cho phép chúng khả năng  . hủy diệt cả các mục tiêu có diện tích cực  nhỏ như hệ thống tên lửa, pháo phóng loạt,  . pháo tầm xa, máy bay và máy bay trực thăng,  sân bay, điểm chỉ huy và thông tin liên lạc.. Hồi tháng 10/2016, sau khi được tin Nga triển  khai tên lửa IskanderM tới Kaliningrad-vùng đất  . hiện tại thuộc Nga nhưng lọt thỏm giữa các quốc  gia NATO trong bối cảnh đang diễn ra cuộc khủng  . hoảng tại Syria và Ukraine. Động thái này của  Nga thực sự đã gây lo ngại cho rất nhiều quốc.

Gia châu u thuộc khối quân sự này bởi ngoài  tầm bắn xa và khả năng mang đầu đạn hạt nhân,  . tên lửa Iskander còn được chế tạo trên cơ sở  công nghệ “tàng hình” độc đáo của riêng người  . Nga – công nghệ tàng hình plasma. Bên cạnh đó,  tên lửa cũng có tốc độ bay gấp 7 lần âm thanh  . cùng tính năng liên tục thay đổi đường bay kết hợp  tung mồi bẫy cực kì độc đáo khiến cho hệ thống này  . gần như miễn kháng với mọi lá chắn tên lửa Mỹ tại  Đông u. Điều đó có nghĩa là hy vọng duy nhất giúp  . các quốc gia NATO có thể ngăn chặn loại tên lửa  này là phải tấn công phủ đầu trước khi những quả  . tên lửa của chúng rời khỏi bệ phóng. Tuy nhiên,  với thời gian triển khai chiến đấu chỉ mất 2 phút,  . và chỉ 10 giây sau khi phóng để hoàn thành  các công việc bao gồm: xác định điểm phóng,  . tính toán tham số đường bay, đầu dẫn quang  học rà soát xong các thông tin địa hình,.

Địa vật thì quả thật việc thực hiện thành  công phi vụ tấn công như vậy sẽ gần như  . là bất khả thi, ngay cả đối với lực lượng  không quân cực kỳ hùng hậu của phe NATO.. Trong chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga  tại Ukraine, các tổ hợp Iskander nhiều  . lần chứng tỏ đây là vũ khí đáng gờm và hiệu  quả nhờ hàng chục lần phóng thành công tiêu  . diệt mục tiêu một cách dễ dàng. Được biết,  cả Ukraine và các nước phương Tây hiện vẫn  . chưa thể đưa ra bất kỳ phương án khả thi nào  có thể sử dụng để ngăn chặn loại tên lửa này.. Trước sức mạnh gần như bất khả  chiến bại của dòng IskanderM,  . ít nhất cho đến thời điểm hiện tại, điều  duy nhất các đối thủ của người Nga có thể  . làm chỉ có thể là sử dụng một loại tên lửa  khác nhằm đáp trả một cách tương xứng các  . thiệt hại mà IskanderM đã gây ra và cái  tên MGM-140 ATACMS đang được nhắc đến trên.

Các mặt báo phương tây với tư cách là một  đối thủ xứng tầm duy nhất với IskanderM.. Được mệnh danh là loại tên lửa đạn đạo chiến  thuật duy nhất khiến Nga e ngại, MGM140 ATACMS  . được Lockheed Martin phát triển và được đưa vào  phục vụ trong quân đội Mỹ từ năm 1991. Tức là dòng  . tên lửa này được quân Mỹ sử dụng chỉ 2 năm sau  khi dòng TochkaU được trang bị trong quân đội  . Liên Xô nhưng khác với dòng TochkaU đang bị thay  thế dần trong quân đội Nga, dòng tên lửa MGM-140  . ATACMS vẫn được quân đội Mỹ tin dùng cho đến  tận ngày nay mà chưa hề có ý định thay thế.. Tên lửa này của Mỹ mang trọng  lượng lên đến hơn 1,69 tấn,  . chiều dài của nó là 4m, đường kính 660mm, có  tầm bắn khoảng từ 120 km 300 km tùy theo  . từng phiên bản, khi cần thiết có thể triển  khai đầu đạn hạt nhân có sức công phá từ.

1525 kt. Thậm chí theo nguồn tin tình  báo từ phía Nga, người Mỹ hiện đang sở  . hữu biến thể tên lửa ATACMS có tầm bắn tới  1000km, tức là đủ sức vươn đến tận Moscow.. Bất chấp việc đang có trong tay một số lượng  lớn những hệ thống phòng không hiện đại nhất  . thế giới nhưng trước hệ thống MGM140 ATACMS  có thể phóng đi các quả đạn tên lửa vừa có khả  . năng bay với tốc độ Mach 3, vừa có độ chính xác  cùng tính năng đột ngột chuyển hướng không thua  . kém gì IskanderM khiến việc đánh chặn thành công  loại tên lửa này khó khăn gấp bội so với Tochka-U.  . Bên cạnh đó, khả năng tích hợp lên bệ phóng  lên hệ thống pháo phản lực bắn loạt M270 hoặc  . HIMARS cũng cho phép bên sử dụng hệ thống  MGM140 ATACMS có thể bắn liên tiếp 6 quả  . đạn tên lửa nhắm vào các mục tiêu khác nhau  hệt như một pháo phản lực tầm siêu xa lại.

Càng khiến loại tên lửa này trở nên nguy hiểm  hơn khi bên sử dụng MGM140 ATACMS có thể dễ  . dàng dồn phe phòng thủ vào thế buộc  phải phân tán khả năng phòng thủ ra,  . khiến việc phòng thủ trước loại tên lửa đạn đạo  này vốn đã rất khó khăn nay lại thêm phần suy yếu.. MGM140 ATACMS tham chiến lần đầu trong  chiến dịch Bão táp sa mạc năm 1991. Tại đây,  . khoảng 32 đạn tên lửa đã  được phóng từ bệ phóng M270.  . Trong chiến dịch Tự do Iraq năm 2003, hơn 450  tên lửa ATACMS đã được Mỹ bắn vào quân đội  . Iraq gây thiệt hại nghiêm trọng góp phần  dẫn đến sự sụp đổ của quân đội nước này.. Ngoài Mỹ, hiện có 6 quốc gia và vùng lãnh thổ  đang sở hữu các tên lửa MGM140 là Bahrain,  . Hy Lạp, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, UAE và cả Đài Loan.  Tuy nhiên, chừng đó rõ ràng là chưa đủ để Trung  . Quốcđối thủ duy nhất xứng tầm trong cuộc đua  giành ngôi bá chủ thế giới về mọi mặt với Hoa.

Kỳ phải e ngại khi họ đang có trong tay dòng tên  lửa đạn đạo chiến thuật DF15B cực kỳ mạnh mẽ.. Được đi vào biên chế quân đội Trung Quốc  từ năm 1990, DF15 được coi là dòng tên  . lửa đạn đạo chiến thuật kế thừa DF11 vốn là  phiên bản nội địa Trung Quốc của dòng Scud mà  . Việt Nam có sở hữu. DF15 có chiều dài 9,1 mét,  đường kính 1 mét, trọng lượng phóng 6,2 tấn,  . tên lửa được trang bị đầu đạn nặng 500700kg  hoặc đầu đạn hạt nhân 90kT, tầm bắn khoảng 600km.  . Tên lửa được đặt trên khung gầm xe mang phóng  chuyên dụng TAS5450 8X8 hoặc WS2400. Trong đó,  . DF15A là biến thể nâng cấp mạnh mẽ nhất,  mới được Trung Quốc biên chế trong quân đội  . có chiều dài tới 10 mét, được trang bị radar  tìm kiếm mục tiêu ở pha cuối cho phép giảm sai  . số khi tiếp cận mục tiêu xuống chỉ còn 3045  mét. Tên lửa có tầm bắn lên đến 900km. Biến.

Thể DF15B thậm chí còn tinh vi hơn, được trang  bị bộ công cụ tìm kiếm mục tiêu laser ở pha cuối  . với CEP chỉ từ 810 mét. Thế nhưng tầm bắn của  DF-15B lại bị giảm xuống chỉ còn khoảng 800km.. Sự có mặt của DF15B cùng các biến thể DF-15  còn lại được cho là sẽ mang lại cho quân đội  . Trung Quốc khả năng tấn công chiến thuật chớp  nhoáng vào mọi mục tiêu cố định quan trọng của  . bất kỳ kẻ thù nào trong tầm bắn dưới 800km. Nếu  thời Mao Trạch Đông, quân đội Trung Quốc chỉ có  . chiến thuật biển người có thể bị khắc chế bằng các  loại vũ khí hạng nặng hoặc các loại vũ khí cá nhân  . với khả năng phóng ra các mảnh đạn với số lượng  lớn trong khoảng thời gian ngắn thì ngày nay,  . nếu thực sự xảy ra một cuộc đại chiến tổng  lực, người Trung Quốc với nền kinh tế hùng  . mạnh hoàn toàn đủ sức tạo ra một biển tên lửa với  số lượng có thể lên tới hàng nghìn quả trong một.

Lượt phóng. Bên cạnh đó, khả năng cơ động cao  của DF15 cũng cho phép người Trung Quốc triển  . khai một cách nhanh chóng dòng tên lửa này đến  bất kỳ khu quân sự nào trong thời gian ngắn nhất  . lại càng khiến làn sóng tên lửa của Trung Quốc  càng trở nên khó đối phó ngay cả đối với các hệ  . thống phòng thủ tinh vi nhất, khiến DF15 trở  thành công cụ răn đe đầy quyền lực của Bắc Kinh  . và là mối lo ngại của bất kỳ quốc gia láng giềng  nào đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.. Là đối thủ lớn nhất của Mỹ nhưng trớ  trêu thay, Trung Quốc cũng là đối  . tác quốc phòng quan trọng của một trong  những đồng minh quan trọng nhất của Mỹ,  . đó là Thổ Nhĩ Kỳ. Nhờ đường lối ngoại giao khôn  khéo, Thổ Nhĩ Kỳ đã thu lại cho mình vô số lợi  . ích nhờ có thể hợp tác với Trung Quốc trong  lĩnh vực phát triển công nghiệp quốc phòng.

Trong khi vẫn là quốc gia NATO và dòng tên  lửa đạn đạo tầm ngắn J600T Yildirim chính là  . một phần trong những kết quả tốt đẹp mà Thổ Nhĩ  Kỳ có được thông qua sự hợp tác với Trung Quốc.. Mang trong mình thiết kế tương tự với tên  lửa DF11 nhưng dòng tên lửa tầm ngắn J-600T  . lại là một trong những dòng tên lửa tiên  tiến và nguy hiểm nhất thế giới hiện tại,  . được nhiều người cho là sánh ngang với IskanderM.  Với kích thước khá nhỏ chỉ 6,1 mét chiều dài,  . trọng lượng lên tới 2,1 tấn cùng đường kính đầu  đạn 600mm nhưng tên lửa đạn đạo J600T Yildirim có  . thể mang theo nặng tới 480 kg, gần bằng DF15 và  Iskander-M. Cũng như các loại tên lửa đạn đạo tầm  . ngắn khác trong danh sách này, J600T Yildirim  cũng được cho là có khả năng mang đầu đạn hạt  . nhân. Sức mạnh của nó sở dĩ có thể sánh ngang  với IskanderM chủ yếu nhờ tầm bắn vượt trội có.

Thể lên tới 1000km với phiên bản mới nhất và được  tích hợp hệ thống dẫn hướng kết hợp quán tính và   cảm biến quang học giai đoạn cuối cho sai số khi  phóng ở khoảng cách xa vào khoảng 150m. Vì vậy,   dù không có quỹ đạo bay phức tạp và tính năng  thả bẫy nhiệt như Iskander nhưng độ chính xác   cao cùng tầm bắn xa cũng giúp cho J600 Yildirim  có những lợi thế riêng mà Iskander-M hay DF-15   không thể có được, nhất là khả năng uy hiếp các  mục tiêu ở khoảng cách xa và có hệ thống phòng   thủ không quá mạnh như các trung tâm chỉ huy chiến  thuật ngoài tiền tiêu hay các cây cầu chiến lược,   các trạm hậu cần. Bên cạnh đó, mức độ cơ  động của J600 Yildirim cũng tăng lên đáng   kể nhờ được tích hợp trên khung gầm xe tải MAN  26.372 6×6 bánh với dẫn động 6 bánh độc lập hoàn   toàn khiến việc tiêu diệt những quả tên lửa này  trước khi chúng được phóng lên là cực kỳ khó khăn.

Quả thật, với khả năng cơ động cùng độ chính xác  cao cùng khả năng tùy biến, làm giảm tầm bắn để   xuất khẩu, tên lửa đạn đạo chiến thuật không chỉ  là thứ vũ khí răn đe ưa thích của những cường quốc   trong các tranh chấp lãnh thổ mà còn được nhiều  chuyên gia quân sự Mỹ dự đoán sẽ trở thành thứ   vũ khí vệ quốc phổ biến tiềm năng của các quốc gia  tuy không có nền tảng công nghiệp quốc phòng tốt   nhưng đáp ứng đủ các điều kiện kinh tế. Theo các  bạn, liệu trong tương lai, loại vũ khí này liệu có   trở thành một trong những thành phần không thể  thiếu trên các chiến trường tương lai như theo   dự đoán của các chuyên gia không? Hãy để lại  quan điểm của các bạn xuống bên dưới để cùng   thảo luận với mọi người. Đến đây, Việt Cường  xin chào, chúc các bạn một ngày mới tốt lành.


https://youtu.be/UcvaQR26JuULà một quốc gia tiên phong lấy tên lửa làm con  át chủ bài trong học thuyết răn đe chiến lược,  . thật không ngoa khi nói rằng Liên  Xô là quốc gia khai sinh ra tất cả  . những dòng tên lửa tấn công nguy  hiểm nhất lịch sử thuộc mọi chủng  . loại và ng