
Hiện nay, thay vì sử dụng bếp ga, nhiều gia đình đã chuyển sang bếp từ hoặc bếp hồng ngoại, nhất là trong các khu chung cư. Tuy nhiên, bếp từ và bếp hồng ngoại khác nhau như thế nào ? Và sử dụng sản phẩm nào phù hợp. Để trả lời câu hỏi đó, hãy cùng chúng tôi so sánh bếp từ và bếp hồng ngoại ngay nhé.
Tìm hiểu về bếp từ và bếp hồng ngoại
Bếp từ là gì ?
Bếp từ hay còn gọi là bếp điện từ, với nguyên lý khi bếp bắt đầu hoạt động, dòng điện sẽ chạy qua cuộn dây đồng đặt dưới mặt kính bếp và sinh ra dòng từ trường trong phạm vi vài milimet trên mặt bếp, từ đó đun nóng nồi có đế nhiễm từ làm chín thức ăn.
Bếp hồng ngoại là gì ?
Bếp hồng ngoại hoạt động dựa vào dòng điện đốt nóng các lõi điện bên trong (cuộn dây điện trở) để tạo ra nhiệt rồi truyền đến mặt bếp, nhiệt làm nóng đáy nồi và nấu chín thức ăn. Nhờ thế, bếp hồng ngoại có thể dùng được cho tất cả các loại nồi và cũng có thể dùng để nướng thức ăn được.
So sánh bếp từ và bếp hồng ngoại
Về cấu tạo của 2 loại
Bếp hồng ngoại sử dụng các dòng mâm nhiệt như E.G.O Hilight, mâm nhiệt chính hãng, mâm nhiệt Elip, mâm nhiệt một vòng nhiệt, hai vòng nhiệt hay ba vòng nhiệt.
Lượng nhiệt của bếp hồng ngoại tỏa ra rất nhiều trên bề mặt, nên có thể nướng trực tiếp thức ăn trên bề mặt thiết bị. Tuy nhiên, vì thế mặt bếp luôn nóng và khi tắt bếp nó vẫn chưa nguội ngay, dễ bị bỏng nếu lỡ chạm tay vào.
Nhiệt lượng bếp vẫn đủ để làm chín và ủ ấm thức ăn thêm một khoảng thời gian, dễ bị bỏng nếu lỡ chạm tay vào. Hoặc thức ăn rơi vào sẽ dễ bị cháy khét và tạo thành vết bám cứng đầu, khó vệ sinh hơn.
So sánh về cấu tạo thì bếp từ an toàn hơn với cấu tạo mặt bếp luôn mát, công nghệ nấu không khói, không tỏa nhiệt, tự động ngắt khi quá tải, khi nồi không thích hợp, hay điện áp quá cao hay quá thấp.
Về nguyên lý hoạt động
Bếp từ hoạt động theo nguyên lý dòng điện xoáy Foucault, dòng điện sẽ chạy qua cuộn dây đồng đặt dưới mặt kính bếp và sinh ra dòng từ trường trong phạm vi vùng nấu trên mặt bếp. Từ đó tác động vào đáy nồi làm bằng vật liệu nhiễm từ và tạo ra nhiệt để làm chín thức ăn.
Bếp hồng ngoại hoạt động trên nguyên lý bức xạ nhiệt của tia hồng ngoại, sử dụng bộ phận sinh nhiệt thường là sợi dây carbon siêu bền. Khi dòng điện chạy qua, năng lượng điện đi qua được chuyển hóa thành năng lượng nhiệt. Nhiệt lượng sẽ đốt nóng mặt kính sau đó mới truyền đến nồi, nhiệt sẽ không được truyền hết vào đáy nồi mà có một phần bị thất thoát ra bên ngoài. Khi đun nấu, trong vùng nấu sẽ có màu đỏ. Và khi bạn tắt bếp, thì mặt bếp vẫn còn nóng đỏ một thời gian.
Trong khi hiệu suất bếp từ 90% thì bếp hồng ngoại chỉ đạt 60-70%. Để tiết kiệm điện năng, bạn có thể tận dụng nhiệt lượng bếp sau khi tắt để tiếp tục ninh hầm hoặc ủ ấm thức ăn khoảng vài phút.
Về loại nồi sử dụng
Bếp từ kén nồi, chỉ nhận dạng các nồi nấu nhiễm từ. Trong khi bếp hồng ngoại không hề kén chọn nồi nấu, sử dụng cho nhiều loại nồi, chảo, xoong,…có cấu tạo từ nhiều chất liệu khác nhau như nhôm, gang, inox, nồi đất, nồi đá, nồi thủy tinh. Như vậy, chi phí để mua vật dụng cho bếp từ sẽ tốn hơn
Về các món nấu thích hợp
Bếp điện từ:
- Thích hợp hơn với các món nấu nhanh, đơn giản (canh, lẩu, soup).
- Các món rim kho hay ninh hầm cần mức nhiệt nhỏ, ổn định không phù hợp lắm khi dùng.
- Chiên, xào nhiệt độ không ổn định, chỉ tập trung ở tâm chảo hay nồi nấu, dễ bị cháy thức ăn ở giữa.
- Không nướng được.
Bếp hồng ngoại
- Nấu các món nấu nhanh, đơn giản (canh, lẩu, soup) không nhanh bằng bếp từ.
- Các món rim kho hay ninh hầm nấu tốt hơn bếp từ.
- Chiên, xào nhiệt độ ổn hơn bếp từ, tuy nhiên nồi chảo cần đáy thật phẳng, đều.
- Nướng được trên mặt bếp, tuy nhiên hơi khó vệ sinh vết cháy.
Về độ bền
Mặt kính bếp từ luôn mát, trong khi mặt kính bếp hồng ngoại nóng và cần thời gian nguội sau khi nấu nên độ bền cũng khác biệt. Bếp hồng ngoại tuổi thọ từ 5 – 7 năm, bếp từ có tuổi thọ 7 – 10 năm
Về tính an toàn
Bếp điện từ: Mặt bếp không nóng hay nóng ít khi nấu ăn, nguội nhanh sau khi nấu. Bếp chỉ hoạt động khi có nồi thích hợp, không nóng nhiều trong khi nấu, nên không lo bị bỏng khi lỡ tay chạm vào.
Bếp hồng ngoại: Mặt bếp nóng, dễ bị bỏng nếu lỡ tay chạm vào trong khi nấu hoặc sau khi nấu.